Văn học dân gian Việt Nam đa dạng với nhiều thể loại như cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn truyền thuyết… và ca dao là một phần không thể thiếu. Đặc biệt hơn, đằng sau mỗi câu ca dao ẩn chứa những câu truyện, giai thoại vô cùng thú vị được dân gian tin và tương truyền qua các thế hệ. Có người cho rằng câu ca dao “Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay” kể về sự chia ly của một đôi tình nhân, một số người khác lại cho rằng nó kể về cuộc đời bạc mệnh của một thứ Phi dưới triều nhà Nguyễn.
Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè
Chớ anh mê vợ bé, mà anh mê vợ bé
anh bỏ bè con thơ.....
Gió đưa, à ơi, gió đưa cây cải về trời
rau răm ở lại chịu lời đắng cay
gió đưa ơi ah ơi ah
cây cải mà về đâu, rau răm ở lại
lòng sầu là sầu năm canh
con ơi à ơi, con ngủ đi con
hỡi à ơi à, cha con mê mãi lầu son mà quên về
gió đưa bụi chuối sau hè
à ơi sau hè
anh ơi vợ bé bỏ bè là bè con thơ
Gió đưa à ơi gió đưa
cây cải về trời
rau răm ở lại chịu lời đắng cay
gió đưa ới à ơi à
cây cải về đâu
rau răm ở lại, tình sầu là sầu thiên thu...
Theo dân gian kể lại rằng, nguồn gốc của câu ca dao trên có liên quan đến giai thoại mang tính lịch sử dưới thời nhà Nguyễn. Giai thoại lịch sử ấy kể về người phụ nữ hồng nhan bạc phận tên là Lê Thị Răm (Bà Phi Yến) - Thứ phi của vua Nguyễn Ánh (1802 - 1820).
Năm 1783, để tránh sự truy đuổi của lực lượng Tây Sơn nên Nguyễn Ánh đã tháo chạy ra Côn Đảo, thậm chí ông còn quyết định đưa hoàng tử Hội An (có tên tục là hoàng tử Cải) đi cùng Bá Đa Lộc sang Pháp để làm con tin cầu viện sau khi bại trận nhiều lần Để chống trả Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện thông qua Giám mục Bá Đa Lộc. Bà Phi Yến (Lê Thị Răm) khuyên Nguyễn Ánh không nên làm việc “cõng rắn cắn gà nhà” này và thấy xót cho con mình nên đã ngỏ lời khuyên ngăn Nguyễn Ánh đừng làm việc ấy. Nhưng Nguyễn Ánh chẳng những không nghe bà mà còn nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh truyền lệnh giam cầm bà vào một hang đá trên hòn đảo hoang vắng, về sau gọi là núi Bà, nằm ở phía Tây Nam, Côn Đảo
Ngay sau khi giam cầm thứ Phi, Ít lâu sau Nguyễn Ánh nghe được tin quân Tây Sơn sắp đến Côn Đảo, rời Côn Sơn, có một hoàng tử tên là Cải, còn có tên là hoàng tử Hội An, con của bà Răm, lúc đó mới 4 tuổi. Lúc bấy giờ, hoàng tử vì khóc lóc đòi mẹ, vì sợ tiếng khóc khiến quân Tây Sơn phát hiện, nên Nguyễn Ánh đã ném đứa bé xuống biển, xác trôi tấp vào làng Cỏ Ông, được dân làng chôn cất tử tế. Còn về bà Phi Yến, bà may mắn được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang sau đó rồi về sống cuộc đời bình yên cùng với dân làng.
Tháng 10 (Âm Lịch) năm 1785, làng An Hải (nơi có ngôi An Sơn Miếu ngày nay) tổ chức hội làm chay tế lễ trong làng. Họ rước bà Phi Yến đến tham dự cho thêm phần long trọng. Đêm hôm ấy, tại làng An Hải bà đã bị tên Biện Thi (một tên đồ tể) lén vào cấm phòng của bà rồi giở trò sàm sỡ, song Biện Thi chỉ vừa nắm được tay bà thì bà đã kịp tri hô cho dân làng để bắt tên sở khanh này lại. Cũng đêm hôm ấy, bà Phi Yến đã liều mình tự tử để được vẹn toàn danh tiết.
Cái chết thương tâm của hoàng tử Cải và sự đau đớn tột cùng của người mẹ Răm là sự thích cho nguồn gốc, ý nghĩa của câu ca dao:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”
Ngày nay, khi quý khách tham quan du lịch Côn Đảo và đến miếu Bà Phi Yến - ngôi miếu trang trọng duy nhất ở nơi đây không chỉ có cơ hội tìm về cội nguồn lịch sử qua sự tích bi thương của bà mà còn được thưởng thức nét văn hóa truyền thống qua việc tham gia các lễ giỗ bà.
Tuy nhiên, người ta cho rằng giai thoại lịch sử này không đúng sự thật, có nhiều chi tiết không hợp lý. Như tác giả Lê Thanh Long cho biết, theo sách Nguyễn Phúc Tộc thế phả, Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ,18 hoàng tử và 18 hoàng nữ, nhưng không thấy có ai là Răm hay Cải (Hội An). Trong thời gian bôn tẩu, Nguyễn Ánh chưa ban tên thụy cho một ai, vì lý do đơn giản là ông chưa phải là vua, vì thế không thể có chuyện ông ban tên thụy là Phi Yến cho bà Răm được.
Một điều quan trong nữa là, tác giả Đinh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin – Bà Rịa Vũng Tàu, trên một bài viết đã chứng minh rằng: Nguyễn Ánh chưa bao giờ đặt chân đến Côn Đảo, mặc dù sự kiện Nguyễn Ánh đến tá túc tại Côn Đảo đã được các nhà viết sử nhà Nguyễn chép lại, nhưng lại ghi thêm là “chỉ nghe kể chép lại”.
“…Sự nhầm lẫn của các sử gia triều Nguyễn, chép lại quá trình bôn ba của Nguyễn Ánh đã được sử gia người Pháp Ch. Maybon đính chính rất rõ ràng trong cuốn Histoire moderne du d’ Annam, 1582 – 1820 (Pái. Plon, 1919), rằng đảo Côn Lôn vốn chỉ được “nghe kể chép lại” trong “Đại Nam thực lục” chính là đảo Cổ Long (Koh Kong), một hòn đảo nhỏ nằm phía biển Campuchia, gần vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc, chứ không phải đảo Côn Lôn – Côn Đảo, mà mọi người đã biết.
Đây chỉ là sự lầm lẫn, khi chuyển chữ Koh Kong sang Hán tự. Trong gần 10 năm bị Tây Sơn truy lùng gắt gao nhất, Nguyễn Ánh chưa từng và cũng không đủ sức chạy ra Côn Đảo. Nguyễn Ánh lên làm vua và cho đến khi qua đời mà chưa một lần đến Côn Đảo”, bài viết cho biết.
Như vậy, Nguyễn Ánh không có ai là vợ tên Lê Thị Răm, cũng không có con là hoàng tử Cải, quan trọng nhất là ông chưa từng đặt chân đến Côn Đảo. Câu chuyện có liên quan đến sự kiện lịch sử ở trên có thể là không có thật. Đền thờ bà Phi Yến, tương truyền là đền thờ một vị thần của Côn Đảo, được dựng và thờ phụng từ nhiều năm trước đó. Những năm gần đây, người ta vẫn cho rằng nơi đó là đền thờ bà Phi Yến và quên đi giá trị thật của ngôi đền.
Cũng theo ông Lê Thanh Phong, câu ca dao: “Gió đưa cây cải về trời. Rau răm ở lại chịu lời đắng cay” chỉ là bản thứ hai, sau này mới có. Câu ca dao nguyên bản là câu:
“Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
Hai câu chỉ khác nhau mỗi một từ là “lời” và “đời”, nhưng khác hẳn nhau về ý nghĩa. Vậy cái triết lí ở đằng sau câu ca dao này là gì? Ông cha ta muốn gửi gắm vào câu ca dao này quan điểm, nhân sinh quan gì đây?
Thêm vào đó, thuyền của Nguyễn Ánh không thể nào to lớn, đủ sức chạy ra Côn Đảo mà tránh khỏi thuyền Tây Sơn đang ruồng bố khắp biển Đông, cũng như chi tiết con vượn và con hổ cứu, nuôi bà Phi Yến.
Trong tập Cổ thư tác dịch Việt Nam phong sử (ghi chép lại những tấm gương sáng để hướng con người đến việc thiện, tránh những việc ác bằng cách thông qua các câu thơ và ca dao) của Nguyễn Văn Mại, ý nghĩa câu ca dao được giải thích như sau:
“Cải là loại rau có thể dùng làm dưa, được gieo trồng vào các tháng mùa Đông Rau “cải” là món ăn dân dã, có vị “đắng” khi xào hay luộc, và có vị “cay” khi ăn sống. Rau “răm” cũng là món rau gia vị vừa “cay”, vừa “đắng”, không thể thiếu trong nhiều món ăn như trứng vịt lộn, canh hến, canh ngao, canh cá… Hai rau này, tuy khác loại, nhưng đều có vị “đắng” và “cay”.
Trong câu ca dao trên, “cây cải” và “rau răm” tượng trưng cho con người trong xã hội, đều có cùng cảnh ngộ.
Đạo Phật quan niệm rằng, sau khi chết linh hồn con người lương thiện sẽ được về Cõi Cực Lạc, cõi Niết Bàn, vĩnh viễn ở đó không còn phải khổ. Cõi Cực Lạc của Đạo Phật cũng giống như Thiên đàng của Đạo Thiên Chúa, đều chỉ thế giới bên kia không có khổ đau, chỉ toàn phúc lành, an lạc.
Trời là thiên triều, triều nhà Thanh bên Trung Quốc. Bởi vì nước ta trải qua các đời đều chịu triều đình Trung Quốc phong cho nên xem Trung Quốc như thiên triều. Răm là loại rau có vị cay thường mọc ở chỗ đất thấp. Theo Hoàng Lê Nhất Thống chí của Ngô Gia Văn Phái, vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái hậu với Cung phi là bà Nguyễn Thị Kim đã tháo chạy lên Cao Bằng khi quân Tây Sơn chiếm cứ Thăng Long. Trên đường sang cầu viện nhà Thanh, vua Lê Chiêu Thống chỉ bí mật hộ tống Hoàng Thái hậu và con trai trưởng của ông là Nguyên Tử đi sang Trung Quốc, để bà Nguyễn Thị Kim ở lại một mình. Cung phi đuổi theo không kịp nên đã ôm hận quay trở về và ẩn tránh trong dân gian. Trước cảnh nước mất nhà tan và cuộc đời bi thương, Cung phi đã làm thơ phong dao như những lời tâm sự về cuộc đời của chính mình. Vì thế nên có sự tồn tại của câu ca dao trên.
Hình ảnh "Cải" là thứ rau có vị đắng được ví với Thái hậu, còn hình ảnh "Răm" được ví với Cung phi. Trong lúc "Cải" (Hoàng Thái hậu) được vua đưa sang Thiên triều đã cam khổ ra sao, thì một mình "Răm" (Cung phi) ở lại trên mảnh đất giặc đang chiếm đóng và chịu đựng những lời đắng cay. Còn về phía vua Lê Chiêu Thống, ông đã mất ở Yên Kinh vì bệnh và được đưa linh cữu về nước sau khi đất nước được bình ổn và định quốc đô. Cung phi nghe tin, liền đến trước linh cữu vua Lê Chiêu Thống lạy khóc rồi uống thuốc độc mà chết theo”.
Theo cách lý giải này, sự kiện xảy ra trong giai đoạn lịch sử cuối đời nhà Lê và nhân vật tên Răm chỉ là một Cung phi của vua Lê Chiêu Thống. Tuy nhiên, cũng hầu như không có căn cứ nào để xác định chuyện trên là có thật hơn là một truyền thuyết.
Mặc dù nguồn gốc và ý nghĩa của câu ca dao: "Gió đưa cây cải về trời - Rau răm ở lại chịu đời đắng cay" được giải thích ở hai khía cạnh khác nhau, một bên là nói về tình mẫu tử thiêng liêng, bên khác lại nói về ý trung nhân giữa trung thần liệt nữ. Dù vậy, các giai thoại lịch sử cũng như câu ca dao đã đóng góp giá trị to lớn vào kho tàng văn học Việt Nam, và cũng là một cách đặc biệt để giới thiệu về một địa điểm du lịch nói riêng cũng như văn hóa ở Việt Nam nói chung. Thế nên “Gió đưa cây cải về trời” là chỉ người đã chết và tạm thời rời khỏi trần thế. Người xưa cho rằng, trong hai vợ chồng hay hai người bạn, một người chết, coi như là được giải thoát khỏi kiếp người, giải thoát khỏi bể khổ, và hy vọng được trở về với cõi vĩnh hằng, Cõi Trời, Thiên Đàng. Còn người ở lại – “Rau răm” thì vẫn phải sống một cuộc đời khổ cực, “đắng cay” như xưa, vậy nên mới nói “Rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
Người ta phân biệt sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao ở chỗ: Tục ngữ thiên về lí trí, cung cấp cho người nghe những triết lí, tri thức dân gian, ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình dân gian. Riêng câu ca dao này lại có tính triết lí sâu xa thể hiện quan điểm sống của người xưa trong cả một giai đoạn dài:
“Cõi đời là cõi tạm”, con người sẽ phải trả lại cho trần gian tất cả những gì đã tạm vay mượn lúc sinh thời: tiền bạc, công danh, phú quý cùng mọi vui buồn, sướng khổ, và điều duy nhất ta có thể mang theo cũng chính là những gì ta đã mang vào đời lúc được sinh ra, đó là đức và nghiệp.
Hai thứ đức và nghiệp này ràng buộc nhân duyên cá nhân với toàn thể loài người, toàn thể sinh vật. Có đức thì được hưởng chút ít quả ngọt trong đời, còn nợ nghiệp thì phải hoàn trả, nhiều mối nhân duyên trong đời này chính là đến để đòi nợ. Trả nghiệp sẽ có thống khổ, cũng chính là đắng cay mà ta cảm nhận được. Khi nợ nghiệp đã trả hết thì có thể “gió sẽ đưa ta về trời”.
Cũng nói thêm, tự sát chính là tự mình trốn tránh việc trả nợ, vậy nên nợ chưa trả hết thì trầm luân vẫn đeo bên người, luân hồi chuyển thế mà tiếp tục trả cho hết món nợ. Đó cũng chính là thân phận của “rau răm”, ở lại trần thế mà tiếp tục “đời đắng cay”.
Thời đại chúng ta giờ đây, với lối sống ngày càng coi trọng theo đuổi cuộc sống vật chất và danh vọng nên không không tin vào nợ nghiệp, không tin vào thiện ác luân báo. Đối với họ, tất cả phải được dùng khoa học thực nghiệm chứng minh, phải có bằng chứng, mắt thấy, tai nghe, sờ mó được, đạt được như thế thì mới tin.
Nhân tiện cũng nói thêm 1 chút về quan điểm này, thoạt đầu nghe có vẻ hợp lý, nhưng xét kỹ lại, nó dùng để bao biện cho một số nhược điểm trong bản tính con người. Bởi dùng lý mà xét sẽ thấy rằng trình độ phát triển của khoa học là có sự thăng tiến theo thời gian, đến 1 giai đoạn nhất định thì khoa học cũng sẽ chỉ đạt được 1 cấp độ nhất định, vậy nên sẽ có những thứ tồn tại ngoài khả năng nhận thức của khoa học. Tin tưởng tuyệt đối vào khoa học chẳng khác nào tự mình trói buộc mình.